Vật lí luôn ở quanh ta và xung quanh ta có Vật lí

Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa tình yêu Vật lí nhé!

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Mức vững vàng của Bảo tàng Hà Nội

Trong Vật lí học thì mức vững vàng có thể được hiểu đơn giản là khả năng đứng vững của một vật nào đó. Mức vững vàng của vật phụ thuộc vào độ cao trọng tâm của vật và diện tích mặt chân đế.  Bảo tàng Hà Nội (Nguồn Internet) Trọng tâm càng thấp và diện tích mặt chân đế càng lớn thì vật càng đứng vững. Vậy thử xem cái bảo tàng Hà Nội không biết do kiến trúc sư tài năng nào thết kế mà theo cả 2 tiêu chí trên của...

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Ý tưởng "đem ánh sáng lại cho người khiếm thị"

Một ý tưởng điên rồ mà tôi đã nghĩ đến cách đây cả chục năm. Đó là chế tạo ra một cái kính mà khi đeo vào thì người khiếm thị hoặc người bình thường nếu có nhắm mắt thì ta vẫn có thể nhìn thấy mọi  vật xung quanh. Kính thực tế ảo 3D Cái này nếu vào năm 2006 thì là 1 ý tưởng điên rồ. Nhưng gần đây với công nghệ thực tế ảo 3D đang phát triển mạnh như vậy thì tôi càng đặt niềm tin lớn vào khả ý tưởng mà tôi hi vọng...

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Tại sao mùa đông chải đầu lại thấy lược hút tóc!

Sáng nay thức dậy, sau khi đánh răng rửa mặt xong, cầm lược chải đầu thì ôi thôi không thể chải được, các sợi tóc bông lên như muốn đảo chính không chịu nằm yên cứ dựng ngược lên. Tại sao lại thế nhỉ ? Thực ra nguyên nhân là do lực hút tĩnh điện của lược và tóc gây ra mà thôi. Khi chải đầu thường là dùng lược bằng nhựa, chúng ta tạo ra sự ma sát giữa lược và tóc, sự ma sát này làm dịch chuyển điện tích âm từ tóc sang lược kết quả...

"Gia tốc'' cuộc đời mỗi con người

Trong Vật Lí học tồn tại khái niệm gia tốc của một vật. Gia tốc của vật có thể âm, có thể dương, có thể bằng không. Có gia tốc tịnh tiến và gia tốc góc. Nói chung là có khá nhiều vấn đề của gia tốc nên tôi chỉ dám mạo muội liên tưởng khái niệm gia tốc vào trong cuộc đời mỗi con người ở một khía cạnh nhỏ là sự nghiệp của mỗi chúng ta mà thôi. Trong Vật lí thì "gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc theo thời gian "...

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Danh ngôn tình yêu theo kiểu Vật lí học

Định luật tình yêu: 1. Định luật bảo toàn tình yêu: Tình yêu của anh không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ người này sang người khác. 2. Định luật Ôm: Cường độ cảm giác phê khi ôm tỉ lệ thuận với hiệu suất thời gian không gặp nhau và tỉ lệ nghịch với các loại kì đà cản mũi. 3. Định luật bộ ngực hấp dẫn: Mọi bộ ngực của phụ nữ và ánh mắt đàn ông luôn hút nhau với một lực tỉ lệ thuận với tích kích thước của hai bên ngực...

Nếu không có "điện" chúng ta sẽ ra sao ?

Ở đây chữ "điện" tôi để trong ngoặc kép vì thực tế điện luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Điều mà tôi muốn nói là chúng ta sẽ ra sao nếu không bao giờ con người có thể tạo ra dòng điện đủ mạnh để phục vụ cuộc sống của chúng ta như ngày nay. Đường dây truyền tải điện lưới Thử tưởng tượng là chúng ta sẽ không có các nhà máy điện, không có các tấm pin mặt trời, không có điện gió và không có luôn các loại pin, acquy có thể...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Tại sao khi "xì hơi" lại thường phát ra tiếng kêu ?

Tại sao khi Xì hơi thì lúc là "bom xịt" lúc lại là "bom nổ" ? Úi giời ơi! ngồi trong lớp mà gặp thằng bạn bên cạnh cho một quả bom nổ thì còn biết đường bịt mũi, nếu chẳng may nó cho quả bom xịt thì tập xác định là thằng đó sẽ ăn chửi sau khi mình đã hít đủ những tinh hoa vì bữa ăn khó tiêu của nó. Xì hơi  (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet) Vậy tại sao ta lại phát ra tiếng kêu khi bom nổ. Tiếng nổ đó được tạo ra như thế...

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Màu sắc của mọi vật do đâu mà có ?

Có phải bản thân các vật đã có sẵn màu sắc và mắt ta chỉ việc nhìn thấy các màu sắc đó ? Màu sắc của các vật Nếu hiểu như vậy là chúng ta đã hiểu sai hoàn toàn về màu sắc. Các vật không thể tự mang màu sắc mà cái làm cho vật có màu sắc lại là ánh sáng mặt trời hoặc từ các nguồn sáng khác (ánh sáng đèn điện chẳng hạn...). Thứ nhất ta phải khẳng định rằng Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người do...

Một quả bóng thám không có bay cao được mãi không ?

Các bạn sẽ tự hỏi một quả khí cầu bóng thám không hoặc quả bóng bay chứa khí H2 liệu có bay cao lên mãi được không? Câu trả lời sẽ là không vì các lí do sau đây: Thứ nhất là khi bóng càng bay lên cao thì không khí càng loãng ra làm cho mật độ phân tử khí giảm xuống dẫn đến tỉ khối giữa khí bên trong quả bóng và không khí bên ngoài càng tăng lên do vậy đến một lúc nào đó có thể nói đại khái là khí bên trong và không khí bên ngoài đều nhẹ như...

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Tại sao khi đi vệ sinh vào mùa đông lại thấy "giật mình"!

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc tại sao sau khi đi vệ sinh xong lại bị giật mình đúng không ? Đặc biệt là vào mùa đông giá lạnh thì điều này càng thấy rõ. Vậy thì tại sao lại như thế nhỉ ? Thực ra điều này hoàn toàn rất dễ giải thích dưới góc độ của Vật lí Nhiệt học. Khi con người còn tích trữ một khối "nước" trong cơ thể thì nhiệt độ của nó bằng với nhiệt độ cơ thể. Lúc được thải ra ngoài thì khối  "nước" đó mang theo một phần nhiệt lượng...

Tại sao khinh khí cầu lại bay được ?

Tại sao khinh khí cầu lại bay được vậy nhỉ ? Khinh khí cầu đang bay Khinh khí cầu như chúng ta biết thì tôi mạn phép có thể phân làm hai loại. Đó là loại kín và loại hở: Khinh khí cầu, bóng bay thuộc loại khinh khí cầu kín Loại kín: là loại mà muốn bay được thì phải bơm một loại khí thích hợp (thường là Hidro hoặc Heli) vào một quả bóng kín. Nếu khí bị xì ra ngoài thì chúng ta sẽ rơi như táo...