Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Tại sao khinh khí cầu lại bay được ?

Tại sao khinh khí cầu lại bay được vậy nhỉ ?
Khinh khí cầu đang bay












Khinh khí cầu như chúng ta biết thì tôi mạn phép có thể phân làm hai loại. Đó là loại kín và loại hở:
Khinh khí cầu, bóng bay thuộc loại khinh khí cầu kín

















Loại kín: là loại mà muốn bay được thì phải bơm một loại khí thích hợp (thường là Hidro hoặc Heli) vào một quả bóng kín. Nếu khí bị xì ra ngoài thì chúng ta sẽ rơi như táo rụng sân đình. Hihi.... Vì vậy tôi mới gọi đó là loại kín. Các khinh khí cầu vận tải trước khi máy bay chở hàng chiếm ưu thế và cả những quả bóng bay bán cho trẻ con bơm khí Hidro ở công viên cũng có thể coi là khinh khí cầu loại kín.
Khinh khí cầu đốt lửa thuộc loại khinh khí cầu hở














Loại hở: Là loại phải đốt lửa ở miệng dưới của quả bóng làm bằng vải, không khí trong quả bóng nóng lên giúp nâng khí cầu bay được. Các khí cầu du lịch ngày nay thường là loại này.

Vậy đi vào vấn đề chính là tại sao khinh khí cầu lại bay được nhé: Thực ra rất dễ để giải thích điều này, theo nguyên tắc khí nào nhẹ hơn thì bay lên trên. Trong khí cầu dạng kín thì do khí Hidro Heli nhẹ  hơn không khí (tỉ khối của chúng là 2/29 và 4/29) nên khi bơm vào bóng nó sẽ giúp nâng các vật bay lên. Nhưng cũng lưu ý là khí Hidro rất nguy hiểm do nó dễ bốc cháy, còn khí Heli là khí trơ nên nó an toàn hơn mặc dù nó nặng gấp đôi Hidro.

Còn trong khí cầu hở ta phải đốt nóng không khí trong quả cầu (bây giờ thường dùng gas) để làm không khí trong đó giãn nở dẫn đến tỉ khối của chúng so với không khí bên ngoài giảm đi thì nó mới bay lên được. 

Nói chung muốn những quả cầu muôn sắc màu kia bay được thì phải làm sao cho "khí" ở trong đó "nhẹ" hơn không khí bên ngoài

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét