Trong Vật lí học thì mức vững vàng có thể được hiểu đơn giản là khả năng đứng vững của một vật nào đó. Mức vững vàng của vật phụ thuộc vào độ cao trọng tâm của vật và diện tích mặt chân đế.
![]() |
Bảo tàng Hà Nội (Nguồn Internet) |
Trọng tâm càng thấp và diện tích mặt chân đế càng lớn thì vật càng đứng vững. Vậy thử xem cái bảo tàng Hà Nội không biết do kiến trúc sư tài năng nào thết kế mà theo cả 2 tiêu chí trên của mức vững vàng đều không đạt. Điều thứ nhất, với thiết kế trên to dưới bé thì trọng tâm của cả toà nhà sẽ cao hơn là làm theo chiều ngược lại. Điều thứ hai thì khỏi phải nói rồi với cái đầu cắm xuống đất như thế kia thì diện tích mặt chân đế lớn làm sao được. Mỗi lần đi qua cái bảo tàng này trong tôi lại có cảm giác chạnh lòng mà liên tưởng đến nền giáo dục Việt Nam hiện tại cũng có chiều cắm xuống như vậy. Lại càng nghẹn ngào khi so sánh với hình bóng của Kim tự tháp mà người Ai Cập cổ đại và người Maya đã làm được từ bao thế kỉ trước rồi.
![]() |
Kim tự tháp Ai Cập (Nguồn Internet) |
![]() |
Kim tự tháp Maya (Nguồn Internet) |
Thấy trên báo người ta nói bảo tàng là đó là biểu tượng của một bông hoa sen đang nở và rồi là thiết kế đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thì người ta mới cho xây dựng. Ừ thì tôi biết vậy với lại tôi không bàn và cũng không đủ trình độ để bàn tới góc độ thẩm mĩ, hay ý nghĩa của công trình này.... Tôi chỉ xét đến góc độ Vật lí chứa trong đó mà thôi. Với tôi nó đơn giản chỉ là một ví dụ vui để tôi giảng bài khi dạy học sinh mà thôi.
Nhưng công nhận từ khi mở cửa đến nay lượng khách tham quan Bảo tàng "đông dã man". Tôi chưa bao giờ vào tham quan cả. Bạn đã đến đó chưa?
Sao mấy hôm nay không thấy anh viết bài vậy?
Trả lờiXóa